image banner
TĂNG CƯỜNG PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
Lượt xem: 270

Qua kiểm tra tình hình thực tế, hiện nay lúa trên địa bàn xã Sơn Hà đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ - phát triển thân lá mạnh; trên đồng ruộng, sâu cuốn lá nhỏ, rầy đang phát sinh gây hại rải rác. Dự kiến từ nay đến cuối tháng 8, bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân hai chấm trên lúa vùng thấp sẽ phát sinh gây hại mạnh. Với điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ như hiện nay sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển lây lan mạnh.

Để chủ động phòng trừ và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh hại gây ra; UBND xã Sơn Hà đề nghị bà con nhân dân đồng thời thực hiện một số nội dung sau:

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại và có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Hiện trên đồng ruộng mật độ sâu cuốn lá nhỏ đang rất cao, từ 40-70 con/m2, cục bộ 100 con/m2, sâu đang ở độ tuổi 4 -5. Vì vậy việc phun thuốc khi sâu ở tuổi nay hiệu quả sẽ không cao. Thời điểm phun thuốc hiệu quả nhất là khi sâu cuốn lá khi sâu còn ở tuổi nhỏ (tuổi 1,2 là thời điểm phòng trừ tốt nhất).

Tiếp tục chủ động theo dõi sát diễn biến mật độ, thời điểm phát dục của sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu rầy lưng trắng, xác định thời điểm trưởng thành lứa 6 rộ để dự báo thời điểm sâu non/ rầy cám nở rộ và phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Nhân dân chăm sóc, bón phân cân đối, tập trung và thực
hiện các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (ICHM) trên cây lúa để quản lý sinh vật gây hại hiệu quả và đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Đối với sâu cuốn lá: Sử dụng một số loại thuốc sau: Regent 800WG, Clever, Padan 95SP…

- Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Sử dụng các loại thuốc sau: Victory 585EC, Bassa 50EC, Vibassa 50EC, Nibas 50ND... Khi phun phải rẽ 2 hàng lúa và phun kỹ cho thuốc tiếp xúc được với phần thân, bẹ lá lúa.

 Ngoài ra, theo dõi bệnh lùn sọc đen, bệnh đạo ôn, sâu đục thân 2 chấm, bệnh bạc lá và các sâu bệnh hại khác và chỉ đạo phòng trừ khi đến ngưỡng.

- Đối với bệnh đạo ôn:

Khi ruộng chớm nhiễm bệnh cần giữ đủ nước ruộng và phun thuốc đặc trị như: Fu-Army 40EC, Nativo 750 WG  Downy 650WP, Fujione 40EC; Fillia 52,5SE… để phòng trừ. Những diện tích nhiễm bệnh nặng, lụi chòm cần vơ bỏ lá bệnh đem tiêu hủy và sử dụng thuốc đặc trị phun kép 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

- Bệnh bạc lá, lùn sọc đen , đốm sọc vi khuẩn: Khi phát hiện trên lá chớm có vết bệnh tiến hành sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Starner, Xanthomix, Sasa…

- Sâu đục thân hai chấm: Sử dụng một số loại thuốc như; Patox 95SP, Patox 4GR. Phun thuốc sau khi bướm nở rộ 7 ngày.

Bệnh nghẹt rễ:

(Khi cây lúa bị bệnh tuyệt đối không nên bón thêm đạm hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật).

Tháo cạn nước, để ruộng nứt nẻ chân chim thoát khí độc, sau đó cho nước vào ruộng bón thêm 15-20 kg vôi bột + 10-15 kg phân lân/ sào kết hợp làm cỏ, sục bùn để giải phóng bớt khí độc trong đất, nhất là vùng rễ cho cây lúa.

Sau khi bón vôi, lân cây đã bén rễ, dần phục hồi trở lại thì cần bón bổ sung các phân bón qua lá: (đầu trâu, Komic...) giúp cây phục hồi nhanh, phát triển tốt.  

Lưu ý :

- Khi ruộng đã nhiễm bệnh, tuyệt đối không sử dụng phân đạm, các loại phân bón lá hay thuốc kích thích sinh trưởng; khi bệnh dừng hẳn mới được bón thúc phân.

- Đối với sâu cuốn lá: không phun thuốc khi sâu có màu vàng, trắng đục và đóng kén. Kiểm tra đồng ruộng bằng cách dùng que dài gạt lúa kiểm tra nếu thấy bướm sâu đục thân nở rộ thì 5-7 ngày sau đó tiến hành phun thuốc để trừ sâu là hiệu quả nhất.

- Đối với rày lung trắng:Khi phun phải rẽ 2 hàng lúa và phun kỹ cho thuốc tiếp xúc được với phần thân, bẹ lá lúa.

- Nồng độ, liều lượng thuốc pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì.

- Khi mật độ, tỷ lệ bệnh cao cần phun lặp lại 2 lần cách nhau 4-5 ngày. Phun thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.

anh tin bai
anh tin bai
Tin tức
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1